Lịch sử Trinidad_và_Tobago

Cả Trinidad và Tobago đều đã từng là nơi cư trú của người da đỏ có nguồn gốc Nam Mỹ. Ít nhất, ở thời kỳ tiền nông nghiệp Archaic đã có người sinh sống tại Trinidad từ 7.000 năm trước, biến nó trở thành phần lục địa Caribbean có người sinh sống sớm nhất. Những dân tộc nông nghiệp sử dụng đồ gốm đã định cư tại Trinidad khoảng năm 250 TCN và sau đó di chuyển tới dãy Lesser Antilles. Khi người châu Âu tới đây, Trinidad là lãnh thổ của nhiều bộ tộc sử dụng các ngôn ngữ ArawakanCariban gồm Nepoya, Suppoya và Yao; trong khi Tobago thuộc quyền kiểm soát của Đảo CaribsGalibi. Tên gọi Trinidad của người da đỏ là Kairi hay Iere thường được dịch thành "Vùng đất của loài Chim ruồi", dù nhiều người khác cho rằng nó chỉ đơn giản có nghĩa là "hòn đảo". Cristoforo Colombo đã tới đảo Trinidad vào ngày 31 tháng 7 năm 1498 và đặt tên nó theo Chúa ba ngôi (Trinity). Colombo cũng đã nhìn thấy Tobago, mà ông gọi là Bella Forma, nhưng ông không đổ bộ lên đảo này. Cái tên Tobago có lẽ bắt nguồn từ chữ tobacco (thuốc lá).

Buổi đầu người Tây Ban Nha thiết lập cơ sở tại Trinidad, nhưng vì thiếu dân tới định cư nên cuối cùng họ cho phép tất cả mọi người châu Âu theo Cơ đốc giáo định cư trên hòn đảo, dẫn tới những cuộc di cư từ Pháp và các nước khác. Trong lúc đó, Tobago hết thuộc quyền cai trị của Anh đến Pháp đến Hà LanCourland. Anh đã củng cố quyền lực của mình trên cả hai hòn đảo trong thời gian Chiến tranh Napoléon, và họ gộp chúng vào thành thuộc địa Trinidad và Tobago năm 1889. Vì những cuộc tranh giành thuộc địa đó, những tên địa điểm theo tiếng của thổ dân châu Mỹ, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháptiếng Anh rất phổ biến tại quốc gia này. Những người nô lệ châu Phi, người Ấn Độ, Trung Quốc, Bồ Đào Nha và những người lao động tự do từ châu Phi đã tới đây bổ sung vào lực lượng lao động trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Những cuộc di cư từ BarbadosLesser Antilles, VenezuelaSyriaLiban cũng đã mang lại ảnh hưởng về mặt chủng tộc trên đất nước này.

Dù ban đầu là một thuộc địa với míacacao là hai sản phẩm chủ lực của nền kinh tế ở thời điểm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Sau sự giảm sút sản lượng cacao (vì bệnh dịch và cuộc Đại khủng hoảng) dầu mỏ dần chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng và sự gia tăng thị phần dầu mỏ trong nền kinh tế dẫn tới những thay đổi trong cấu trúc xã hội.

Sự hiện diện của những căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại ChaguaramasCumuto ở Trinidad trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm thay đổi căn bản tính chất xã hội. Trong giai đoạn hậu chiến, làn sóng giải thực diễn ra khắp Đế quốc Anh dẫn tới sự thành lập Liên bang Tây Ấn năm 1958 như bước đầu tiên giành lại độc lập. Chaguaramas được đề xuất trở thành thủ đô của liên bang. Liên bang đã giải thể sau khi Jamaica rút lui, và Trinidad và Tobago đã lựa chọn độc lập năm 1962.

Năm 1970, một số sinh viên đã tụ tập trước sứ quán Canada để phản đối khoản lệ phí visa cho sinh viên, ở thời ấy là kiểu bắt chước làn sóng nhân quyền thập niên 1960 tại Bắc Mỹ. Kết quả là cái mà ngày nay chúng ta gọi là Những cuộc nổi loạn quyền lực đen năm 1970[cần dẫn nguồn].

Năm 1976 nước này chấm dứt các quan hệ với chế độ quân chủ Anh và trở thành một nước cộng hoà bên trong Khối thịnh vượng chung Anh.

Năm 1990, 114 người thuộc Jamaat al Muslimeen, do Yasin Abu Bakr (trước đó thường được gọi là Lennox Phillip) lãnh đạo, đã xông vào Nghị viện Trinidad & Tobago tại Nhà Đỏ, và đài truyền hình duy nhất đất nước ở thời điểm đó, giữ chính phủ làm con tin trong sáu ngày. Vụ này đã được giải quyết và từ đó đất nước hoàn toàn thanh bình.

Dầu mỏ, hóa dầu và khí tự nhiên tiếp tục là xương sống của nền kinh tế quốc gia. Du lịch cũng là một nhân tố chủ chốt của kinh tế Tobago, và hòn đảo này vẫn là điểm đến ưa thích của nhiều khách du lịch châu Âu. Trinidad và Tobago là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất vùng Caribbean, dù đã có sút kém so với thời "bùng nổ dầu mỏ" trong khoảng giữa 19731983.

Năm 1991, Patrick Manning được bổ nhiệm làm Thủ tướng. Trong nhiều năm, giới lãnh đạo phải đương đầu với các cuộc nổi dậy của nhân dân phát sinh từ những khó khăn kinh tế và những đối kháng của thành phần cấp tiến. Tình trạng thất nghiệp và dư thừa nhân công là một trong những vấn đề dai dẳng ở đảo quốc này vàphần lớn nhân dân đòi Chính phủ quốc hữu hóa các ngành công nghiệp sản xuất đườngdầu mỏ hiện đang thuộc quyền kiểm soát của các công ty nước ngoài.